Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Nguồn gốc của ngày Thất tịch

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Tại Việt Nam, Ngưu Lang Chức Nữ còn được gọi với cái tên thân thiết như Ông Ngâu Bà Ngâu. Sự tích của Ngưu Lang Chức Nữ rất nổi tiếng và có xuất xứ từ Trung Quốc. Qua các nền văn hóa khác nhau, câu chuyện trên cũng được lưu truyền tại những nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.

Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ chưa biết Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Câu chuyện của họ có liên quan đến ngày lễ Thất tịch hay không? Vậy hãy cùng giacmoso.com tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc trên ở bài viết dưới đây nhé.

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào? Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày gặp nhau vào đêm ngày 7/7 âm lịch hằng năm. Tường truyền rằng ngày này còn gọi là lễ thất tịch. Vì sao lại có ngày đó thì phải trải qua một truyền thuyết dài. Cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé.

Tương truyền rằng Ngưu Lang là người hạ giới. Một hôm khi đang chăn bò, chàng nhìn thấy 7 cô tiên rất xinh đẹp đang chơi đùa và tắm ở dưới hồ. Ngưu Lang như bị hớp hồn và dưới sự cổ vũ của người bạn đồng hành là một con bò, chàng đã lấy trộm một bộ váy của các nàng tiên. Khi đã đến giờ phải quay lại thiên đình, cô em út không tìm thấy y phục nên các chị đã bay về trời trước để Chức Nữ ở lại lấy váy áo. 

Nhưng không may rằng Ngưu Lang đã nhìn thấy cơ thể của nàng nên đành nhận lời làm vợ của chàng trai chăn bò ấy. Họ có một cuộc sống giản dị, bình yên nhưng không kém phần hạnh phúc. Tuy nhiên hạnh phúc ngắn ngủi ấy đã bị mẹ của Chức Nữ là Thiên Hậu ngăn cấm. Bà ấy coi thường Ngưu Lang chỉ là 1 người phàm tục nghèo mà lại dám cưới nàng tiên xinh đẹp. Sau đó, bà bắt Chức Nữ quay lại thiên đình làm công việc dệt mây ngũ sắc trên bầu trời vì kể từ khi xuống hạ giới lấy chồng nàng đã không tiếp tục làm công việc này.

Thiên hậu đã vạch 1 đường ranh giới chia cắt đôi vợ chồng đó là dòng sông Hà

Từ ấy về sau Chức Nữ chỉ được ở một bên bờ sông dệt mây, Ngưu Lang buồn bã ngắm nhìn vợ mình từ xa và chăm sóc 2 con. Tình cảm của họ đã làm đàn quạ trời thấy cảm động và thương xót nên đã kết thành 1 cây cầu Ô Thước để có thể gặp nhau vào đêm ngày 7/7 âm lịch. Chứng kiển cảnh tượng này, Ngọc Hoàng đã đặc xá cho 2 vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau một lần vào ngày 7/7 âm lịch. 

Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào đã được giải đáp phía trên. Đồng thời đó cũng chính là ngày lễ Thất tịch diễn ra vào 7/7 âm lịch hàng năm, thời điểm hay xuất hiện những cơn mưa ngâu bất chợt. Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ là 1 giả thuyết giải thích hiện tượng này. Khi 2 vợ chồng gặp nhau đã khóc rất nhiều giống như những hạt mưa rơi xuống trần gian.

Vì vậy, nhiều người quan niệm rằng lễ Thất tịch là ngày lễ để cầu nhân duyên. Người còn độc thân thì cầu nhanh chóng tìm được ý trung nhân. Các cặp đôi yêu nhau thì hy vọng tình yêu sẽ bền lâu và là đích đến cuối cùng của đối phương.

Nên làm gì trong ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau

Làm gì trong ngày thất tịch

Vậy nên làm gì vào ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau hàng năm để nhận được nhiều may mắn?

Ăn chè đậu đỏ cầu nhân duyên

Không biết có từ bao giờ mà ăn chè đậu đỏ mỗi dịp 7/7 âm lịch hàng năm lại trở thành món ăn không thể thiếu. Người xưa quan niệm rằng, màu đỏ mang lại nhiều may mắn, là màu của sự thuận lợi và tượng trưng cho thành công rực rỡ. Vì vậy, nhiều bạn trẻ ăn đậu đỏ để cầu mong đường tình duyên bền chặt, không bị chia cắt.

Ngoài chè đậu đỏ, trong ngày lễ Thất tịch nhiều người lựa chọn các món ăn làm từ đậu đỏ như cháo đậu đỏ, xôi đậu đỏ, bánh nhân đậu đỏ,…Tuy nhiên có nhiều bạn không tin “ăn đậu đỏ giúp thoát ế” nhưng vẫn hưởng ứng nhiệt tình trào lưu giới trẻ.

Đi chùa cầu bình an

Đi lễ chùa không những giúp tâm bình an, đặt tâm hướng Phật, gạt bỏ muộn phiền lo âu sau lưng mà còn có thể cầu nguyện cho gia đình, người thân yêu. Người còn FA thì sẽ sớm tìm được nửa còn lại, các cặp đôi cầu hạnh phúc. Người có gia đình cầu mạnh khỏe, may mắn.

Tặng quà cho người thân, yêu

Tặng quà là hành động thể hiện tình cảm đặc biệt của bản thân dành cho những người thân, yêu.Tặng quà không cần lúc nào phải vào bất kỳ ngày nào đặc biệt, ý nghĩa. Bạn chỉ cần cảm thấy muốn trao đi yêu thương thì người nhận món quà ấy luôn cảm thấy vui vẻ. Ngày 7/7 âm lịch, các cặp đôi hay vợ chồng nên dành tặng đối phương những món quà đặc biệt để hâm nóng tình cảm ngay nhé.

Không nên làm gì trong ngày Thất tịch

Không nên làm gì trong ngày thất tịch

Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau vào ngày 7/7 âm lịch. Tại Việt Nam tháng 7 là tháng xấu, nhiều ma quỷ vì vậy không nên làm những việc sau:

Không tổ chức đám cưới, dạm hỏi

Mặc dù ngày 7/7 là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau nhưng ngay sau đó họ lại phải chia xa. Vì vậy, nhiều người quan niệm ngày này không may mắn để các cặp đôi yêu nhau tổ chức dạm ngõ, đám cưới. 

Không động thổ xây nhà

Theo quan niệm từ xa xưa, ngày 7 tháng 7 âm lịch là ngày đại kỵ, trăm sự đều kỵ, tất cả các tuổi đều không nên làm việc trọng đại. Ngoài ra, tháng 7 theo người Việt được gọi là “tháng cô hồn” nhiều ma quỷ quấy nhiễu chuyện trần gian. Bên cạnh vấn đề tâm linh, thời điểm này thường có mưa ngâu ảnh hưởng đến việc động thổ, xây dựng. 

Không làm điều ác

Bạn nên cẩn trọng với những hành động mà bản thân làm trong ngày Thất tịch. Không làm điều ác, trái với lương tâm giúp lòng an yên và còn là cách để bạn tích đức cho chính mình và người thân. Nếu bạn làm điều gì không tốt, tâm luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn không yên.

Như vậy, giacmoso.com đã cùng bạn đọc tìm hiểu Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào cũng như sự tích và ý nghĩa đặc biệt của ngày Lễ Thất tịch rồi nhé? Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu rõ thêm được phần nào về ngày 7/7 âm lịch và những điều nên, không nên làm trong ngày lễ này..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *