Đọc văn khấn thần linh Thổ Địa đã trở thành một tập tục không thể thiếu của người dân Việt Nam ta. Văn hóa cầu khấn thần linh đã xuất hiện từ rất lâu về trước và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay. Hàng năm có nhiều ngày lễ trọng đại cần được khấn vái để thần linh hiển linh ban phước lành.
Trước đó mọi người có cách riêng để cầu khấn, dần dần hình thành lên phong tục tập quán. Những bài văn khấn thần linh Thổ Địa được tổng hợp lại và lan truyền rộng rãi. Qua đây giacmoso.com mang đến cho bạn hai bài văn mẫu phục vụ cho việc khấn thần linh.
Sự tích về Thổ Địa
Trước khi đi vào tìm hiểu mẫu văn khấn, ta tìm hiểu về Thổ Địa trước. Ông Thổ Địa là ai và sự tích liên quan đến ông Thổ Địa. Những vị thần Thổ Địa là những vị thần cai quản việc gì?
Từ thời xa xưa nền kinh tế chủ đạo của nước ta là nông nghiệp, vậy nên các điều kiện tự nhiên là không thể thiếu. Các điều kiện tự nhiên nói đến gồm: khí hậu, thời tiết, đất trồng, lương thực,… Một trong những nguyên tố quyết định nông nghiệp là đất. Đất đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta thời bấy giờ.
Tục thờ cúng ông địa bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích. Có quan điểm cho rằng ông Thổ Địa là một trong ba vị Táo quân. Sự tích Táo quân ở Việt Nam có ba vị, một vị là Thổ Công, vị thứ hai là Thổ Kỳ và vị còn lại là Thổ Địa. Thổ Công trông coi việc nhà cửa, Thổ Kỳ trông coi việc gia chánh và bếp núc. Cuối cùng là Thổ Địa, trông coi việc đất đai.
Ngoài ra, còn có luồng quan điểm khác cho rằng ông Thổ Địa không liên quan đến Táo Quân. Ông Thổ Địa với cái bụng to và nụ cười hiền chỉ trông coi đất đai.
Đôi nét về chức vụ thần linh
Chúng ta phải hiểu rõ chức vụ của ông Thổ Địa. Là một thần linh, Thổ Địa trước đó là ông Địa. Ông Địa là người chuyên đi trông coi đất đai cho người dân, do có lần gặp phải nước lũ mà mất mạng. Sau đó người dân vô cùng biết ơn, lập đền thờ và gọi ông là ông Thổ Địa.
Thần linh chỉ những người khi còn sống làm việc thanh liêm chính trực. Những người đó chỉ làm những việc có ích cho dân, sau khi mất đi được người dân tưởng nhớ và thờ cúng. Hơn nữa, họ còn nhận được pháp lực thần thông chuyên đi giúp dân thưởng thiện phạt ác.
Thần linh có hai phe là chính thần và tà thần, chính thần là những vị thần giữ được lòng lương thiện tới cuối cùng. Tà thần là những vị thần linh sau khi được phong thần lại đi gây chuyện ác.
Vì thế gian có nhiều người làm việc tốt quên mình nên thần linh cũng có mặt ở nhiều nơi. Đi đâu ta cũng sẽ thấy có miếu thờ, tiêu biểu là thờ Thành hoàng làng. Còn ở những hộ gia định thờ vị thần Thổ Địa.
Bài văn khấn thần linh Thổ Địa?
Nhân gian có hai ngày âm khí mạnh nhất, thích hợp cho việc thờ cúng là ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng. Vào những ngày này người dân hay ra miếu thờ hoặc thờ tại gia đều cầu may mắn. Bởi vì những ngày âm khí mạnh nhất trong tháng thì thần linh sẽ nghe được lời cầu khấn. Việc đó sẽ giúp người cầu dễ dàng cầu được may mắn, tài lộc.
Văn khấn được chia làm hai thể loại là văn khấn ngày rằm, mồng một hàng tháng cho các hộ gia đình. Ngoài ra còn có văn khấn thần linh hàng ngày cho những người làm kinh doanh.
Khấn mùng 1, ngày rằm
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần đồng thời lạy 3 lạy)
Con xin lạy các vị thần Phật mười phương.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần, Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân, Gia Môn Thổ Chủ, Thổ Chủ Tài Thần cùng các ngài Thần Tài vị Tiền. Con xin Kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần. Kính lạy Bản xứ Thổ Địa Phúc Đức Chính Thần. Kính lạy các ngài thần linh và Thổ Địa cai quản trong khu này.
Con tên là…(đọc tên người khấn).
Ngụ tại…(địa chỉ người khấn đang cư trú).
Hôm nay là ngày… tháng… năm…(nêu rõ ngày khấn).
Tín chủ thành tâm dâng lên hương hoa, lễ vật,… (lễ vật bạn dâng khấn) cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thổ Địa.
Cúi xin Người thương xót, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù tương trợ, đắc độ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài thăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.
Con xin các ngài phù hộ cho…(tên người).
Kính xin các ngài độ lượng đáp ứng mong muốn của tín chủ con ạ.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần đồng thời lạy 3 lạy)
Khấn hàng ngày
Nam mô A Di Đà Phật!
Con xin lạy các vị thần Phật mười phương.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần, kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ Thần quân, kính lạy các ngài Thần Tài vị Tiền. Kính lạy các ngài thần linh và Thổ Địa cai quản nơi đây.
Con tên là…(đọc tên người khấn).
Ngụ tại…(địa chỉ người khấn đang cư trú).
Hôm nay là ngày… tháng… năm…(nêu rõ ngày khấn).
Tín chủ thành tâm dâng lên hương hoa, lễ vật,… (lễ vật bạn dâng khấn) cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thổ Địa.
Cúi xin Người thương xót, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, gia đạo thịnh vượng, lộc tài thăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành cùng chút lễ mọn, cúi xin được phù hộ.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần đồng thời lạy 3 lạy)
Lưu ý khi cúng thần bài thổ địa
Hầu hết mọi người đều hết sức thận trọng khi khẩn cầu thần linh. Trước nhất về cách bài trí và cách đọc văn khấn thần linh Thổ Địa sao cho thật thành tâm. Người đọc cũng phải hết sức cầu khẩn thì chư vị thần linh mới có thể nghe thấy. Tùy theo sự chuẩn bị chu toàn, may mắn có thể đến bất cứ lúc nào.
Bày mâm sao cho hợp lý nhất
Nên chú ý bày mâm sao cho có đủ hoa quả, hương, trầu cau, tiền vàng, rượu. Nếu là văn khấn hàng ngày thì chỉ cần hương và hoa quả. Lưu ý thắp nhang theo số lẻ, bởi quan niệm số lẻ chính là con số tượng trưng cho âm khí dồi dào.
Tùy vào từng địa phương mà mỗi gia đình có cách bài trí khác nhau. Đôi lúc chỉ cần bày bánh kẹo, hoa quả và rượu, thắp nhang là có thể đọc văn khấn. Các bạn cần phải linh động trong vấn đề sắp xếp mâm cúng.
Bên cạnh đó bạn cần giữ cho bàn thờ sạch sẽ, mâm cúng phải được xếp gọn gàng, khi cúng cần đọc lên những vật dùng để tế thần linh. Điều đó cho thấy sự thành khẩn cầu may mắn của chúng ta.
Mâm cúng cần phải được dọn dẹp sạch sẽ và gọn gàng. Có thể không cần có thịt bởi vì thần linh hưởng đồ thịt sau khi hết phong thần sẽ bị trừng phạt nặng. Những vị thần linh hưởng đồ mặn, thịt sẽ bị phạt giống như một tà thần.
Khi đọc văn khấn
Lời văn cần dứt khoát, rõ ràng và không bị lắp, lặp từ. Niệm câu: “Nam mô A Di Đà Phật” thì cần niệm đủ ba lần không hơn không kém. Hầu hết số lần là lần lẻ, vậy nên người đọc văn phải nhớ rõ và chính xác. Thời gian cúng đẹp nhất là lúc sáng sớm vì lúc này là thời gian giao thoa giữa đất với trời, linh khí dồi dào và âm khí cũng chưa mất hẳn.
Người đọc phải thật thành tâm cầu khấn, có như vậy thần linh Thổ Địa mới thấy rõ lòng thành và đồng ý giúp đỡ.
Trên đây chúng mình đã tổng hợp những bài văn khấn thần linh Thổ Địa mới nhất. Bạn đọc hãy ghi lại để khấn vào ngày Rằm và ngày mồng 1 hàng tháng. Những nghi lễ này là những nghi lễ cơ bản nhất ở Việt Nam ta. giacmoso.com hy vọng rằng bạn đọc có thể hiểu rõ được những nghi lễ cầu khấn trong những ngày trọng đại trong năm. Một lần nữa xin chúc bạn đọc có những phút giây vui vẻ và gặp nhiều may mắn.