Để cửa hàng có thể thuận lợi trong việc kinh doanh thì khai trường là một bước hết sức quan trọng, chủ cửa hàng cần cẩn trọng trong việc này. Giacmola.com sẽ giải đáp cho bạn mọi thắc mắc xoay quanh văn khấn khai trương cửa hàng nhé!
Từ xa xưa ông cha ta đã có quan niệm “ có thờ có thiêng có kiêng có lành”, chúng ta tin vào sự hiện diện của thế giới tâm linh và mong rằng mọi việc đều suôn sẻ khi có sự bảo hộ của thần linh. Mỗi vùng đất đều sẽ có một thổ thần trông coi vậy nên khi muốn sinh sống và kinh doanh ta cần phải xin phép bằng cách làm lễ cúng khai trương.
Vậy văn khấn khai trương cửa hàng là gì ? Đơn giản đây là những lời xin phép, cầu nguyện gửi lên cho thần linh, bề trên. Ý nghĩa của việc này để mong rằng được chư thần che chở phù hộ giúp việc làm ăn thuận lợi suôn sẻ. Người ta tin rằng nếu lễ cúng diễn ra thuận lợi, đúng phong thủy thì công việc việc của gia chủ sẽ thuận buồm xuôi gió, tránh được những vận xui rủi.
Khi cúng khai trương cần lưu ý những gì ?
Cách bài trí mâm cúng
Bạn phải chuẩn bị một mâm cúng thịnh soạn đầy đủ:
- Chuẩn bị một không gian thoáng đãng và một chiếc bàn rộng rãi, sạch sẽ.
- 2 bó nhang, 2 ngọn đèn dầu hoặc nến đặt cạnh 2 bên bát nhang.
- Bát nhang đặt ở vị trí chính giữa bên ngoài hướng ra cửa chính và phía người cúng.
- Trà – rượu – nước đặt ngay ngắn thành hàng sau bát nhang.
- Bộ vàng mã, tam sên, cháo loãng, gạo muối và trầu cau được đặt phía bên ngoài bàn.
- Muỗng, ly, chén, đũa được đặt xung quanh bàn.
- Lễ vật như gà luộc, heo quay, mâm ngũ quả, bình hoa, bánh kẹo và các đồ mặn khác tùy theo từng gia chủ.
Lựa chọn ngày lành, tháng tốt
Việc xem xét ngày giờ tốt là bước đầu tiên để thực hiện khai trương. Theo phong tục xưa, nếu chọn ngày tốt để khai trương, hợp mệnh với chủ cửa hàng thì việc buôn bán, kinh doanh sẽ vô cùng thuận lợi và may mắn.
Hiện nay có vô số cách để xem ngày khai trương đẹp như là xem theo thuật bói toán hoặc phong thủy, mỗi bậc thầy đều sẽ có chuyên môn khác nhau. Tùy vào kinh nghiệm và hiểu biết của họ, sẽ khó có thể xác định sự chính xác trong việc chọn thời gian khai trương, sự tin tưởng của người xem mới thực sự là quan trọng.
Sau khi đã lên kế hoạch ra mắt thương hiệu, người chủ cửa hàng sẽ cần phải lựa chọn ngày đẹp giờ tốt và liên hệ với đơn vị để tổ chức sự kiện ra mắt, lên kế hoạch truyền thông, chuẩn bị quà tặng dành cho khách hàng và đặt tiệc khai trương…
Người thực hiện lễ cúng khai trương cửa hàng
Từ xa xưa trong tín ngưỡng của các nước phương Đông họ cho rằng vạn vật trên đời này đều có linh, mọi việc muốn thuận lợi phải được thần linh phù hộ. Vậy nên khi muốn khai trương chủ cửa hàng sẽ là người chủ lễ. Họ sẽ phải đọc văn khấn khai trương cửa hàng, tổ chức lễ cúng.
Sau khi làm lễ phải thu lộc đón tiếp khách khai trương
Kết thúc buổi lễ sau khi đọc xong văn khấn, gia chủ phải đợi cháy hết một tuần hương, lạy 3 lạy và xin tiền vàng xuống để đốt. Lễ vật gia chủ có thể mang xuống và mời mọi người cùng dùng lấy lộc.
Xong xuôi chủ cửa hàng hãy mời người hợp tuổi, hợp mệnh vào mua hàng, đặt cọc để lấy may mắn, giúp việc kinh doanh suôn sẻ, thuận lợi.
Cách đọc văn khấn khai trương
Gia chủ cần phải đọc đúng cách để tránh làm phật lòng các vị thần linh. Văn khấn có thể dùng từ hoa mỹ hoặc mộc mạc nhưng không được đơn sơ và phải thành tâm kính cẩn.
Có rất nhiều kiểu văn khấn tùy vào lễ thì nội dung sẽ được thay đổi để phù hợp. Nhưng cơ bản cấu trúc của một bài văn khấn phải đủ 3 phần:
Phần đầu: Nêu thời gian, địa điểm tiến hành lễ rõ ràng và tên của người đọc văn khấn. Nêu rõ vị trí người cúng ngay sau phần quốc hiệu, thông thường văn khấn khai trương sẽ xưng là “ Tín chủ ”.
Phần hai: Nêu nội dung chính và lý do mời chư thần. Kể tên các lễ vật cúng như: nhang, vàng mã, hoa, trầu cau, hoa quả, xôi gà, rượu, cỗ mặn,…
Phần kết: Kết thúc văn khấn bằng lời thỉnh cầu đến chư vị thần phật mong được phù hộ độ trì cho việc làm ăn phát đạt, công việc suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, trôi chảy, buôn may bán đắt,…
Để buổi lễ diễn ra trôi chảy chủ cửa hàng nên ghi văn khấn ra giấy để đọc.
2 bài văn khấn khai trương cửa hàng kinh doanh thuận lợi
Ngay sau đây, giacmoso.com sẽ bật mí cho bạn mẫu văn khai trương thường được sử dụng :
Văn khấn khai trương cửa hàng
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Con vái lạy chín phương trời, chín phương trời, mười phương phật.
Con vái lạy Quan Thế Âm Bồ Tát, cùng với chư vị thần Phật.
Con vái lạy Thổ Công, Táo Quân, Thần Tài đang ngự trị chốn này.
Tín chủ con tên là :…
Tuổi :…
Cư ngụ tại :…
Hôm nay…/…/…, ngày lành tháng tốt tín chủ con xin sắm sửa lễ vật, trầu cau, hương hoa thành tâm dâng lên các vị chư thần, tâu rằng: tín chủ con xây cất ( thuê được) một hàng quán tại xứ này ( nêu cụ thể địa chỉ)… nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh buôn bán phục vụ bà con người dân tại đây. Do đó chúng con sắm lễ vật cáo yết Thần Thiên Tôn, cùng các vị thần Phật… cúi mong soi xét.
Chúng con xin kính cẩn mời Đương niên quan Đương cảnh, Thổ Công, Táo Quân cùng các vị cai quản vùng đất này giáng hiện chứng cho lòng thành của chúng con. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho việc buôn bán thuận lợi, hanh thông, lộc lá xum xuê.
TÍn chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ ở chốn này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn phát đạt, đại phú đại quý, cát tài cát lộc.
Chúng con kính cẩn mong các vị thần linh chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Lưu ý là sau khi đọc xong vái 3 lạy và lùi lại. Phải hóa tờ giấy khấn cùng với vàng hương.
Văn khấn cho đầu năm
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Kính lạy:
Chư vị Bản Cảnh Thành Hoàng, Đại Vương.
Quan hành khiển, ngài Thổ Công, Tài Thần, Táo Quân.
Các vị chư thần Phật cai quản khu vực vùng đất này.
Thời gian là ngày … tháng Giêng năm …
Tín chủ con là … Hiện cư ngụ tại…( nêu rõ địa chỉ)
Com xin thành kính dâng lên hương hoa lễ vật bày ra trước án. Tín chủ con là chủ cửa hàng… nay muốn khai trương bắt đầu công việc kinh doanh tại đây để phục vụ bá tánh nhân sinh, phục vụ sinh hoạt.
Chúng con chọn ngày lành tháng tốt sắm lễ vật cáo yết Tôn Thần, dâng cúng Bách Linh, cúi mong xin các vị soi xét. Chúng con kính mời các chư vị thần Phật, thần linh giáng xuống để hưởng lễ và chứng giám lòng thành.
Cúi xin thương xót tin chủ phù hộ cho công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, nhân sự bình an, buôn bán hanh thông. Quanh năm không hạn ách tai ương, may mắn thịnh vượng.
Chúng con thành tâm khấn lạy kính mong thần linh chứng giám phù hộ.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Những điều cần kiêng kỵ tránh khi khai trương
Để có một buổi lễ trọn vẹn người chủ nên kiêng kị những điều sau đây:
- Tránh nói những điều xui xẻo mang đến vận xui.
- Kiêng kị không được để đổ vỡ các vật dụng làm từ kính, thủy tinh.
- Tránh việc đổi trả hàng hóa trong ngày khai trương.
- Không nên tổ chức lễ ở nơi vắng vẻ, thiếu nổi bật.
Đến đây chắc hẳn bạn đã giải đáp cho mình về những thắc mắc xoay quanh văn khấn khai trương cửa hàng? Giacmola.com mong rằng những thông tin trên sẽ trở nên hữu ích và giúp bạn tổ chức một buổi lễ khai trương tốt đẹp.