Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào?

Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào

Nếu bạn có hứng thú về lịch sử thì chắc hẳn đã từng nghe qua về văn miếu Quốc Tử Giám. Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử của Việt nam. Nằm trên đất Kinh kỳ đầy kiêu hãnh, văn miếu làm rạng danh nước nhà. Đây cũng là nơi ghi chép về các bậc hiền nhân trong lịch sử. Vậy bạn đã biết văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào chưa? 

Bạn là một người yêu lịch sử và đang muốn tìm hiểu về Quốc Tử Giám thì giacmoso.com là nơi dành cho bạn. Hôm nay chúng mình sẽ đề cập đôi điều về văn miếu cho bạn đọc biết thêm nhé!

Kiến trúc của khu di tích lịch sử Quốc Tử Giám

Di tích lịch sử Quốc Tử Giám
Di tích lịch sử Quốc Tử Giám

Quốc Tử Giám là một trong những khu di tích nổi tiếng của Việt Nam ta. Đó là nơi thu hút nhiều người khách từ khắp nơi trên thế giới. Với kiến trúc độc đáo, khuôn viên rộng lớn. Bao gồm: hồ Văn, khu văn miếu và vườn Giám. Khu văn miếu thờ Khổng Tử là khu chủ đạo của miếu. 

Quốc Tử Giám có tường gạch và hồ nước bao quanh. Vì từng là nơi dạy học đầu tiên của Việt Nam nên văn miếu mang nét cổ kính khó tả. Khách du lịch khi đi đến đây đều bước đi hết sức nhẹ nhàng. Họ sợ sẽ làm cho vị thần trấn giữ nơi đây thức dậy.

Trước khi đến với câu hỏi, thì ta cần tìm hiểu lịch sử trước. Nơi này đã trải qua 700 năm lừng lẫy với hơn hàng nghìn nhân tài. Hiện nay đó là nơi tham quan, là nơi tổ chức hoạt động của nhà trường. Không những vậy, hàng năm ở đây diễn ra hội thơ vào mùa xuân. Miếu cũng là nơi các sĩ tử đến cầu may trước khi vượt thác hóa rồng.

Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào và ở đâu?

Trước khi tìm hiểu Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào thì chúng ta hãy tìm hiểu đôi chút về vị trí. Văn miếu được xây dựng ở đâu?

Quá trình xây dựng văn miếu Quốc Tử Giám

Văn miếu nằm ở phía Nam thành Thăng Long xưa, thuộc huyện Thọ Xương. Bao quanh là những con đường làm ăn sầm uất nhất kinh đô thời bấy giờ. Ở phía Bắc có phố Quốc Tử Giám, phía Nam có phố Nguyễn Thái Học. Phía Đông là phố Văn Miếu còn phía Tây là phố Tôn Đức Thắng.

Quần thể di tích rộng lớn với quy mô mấy chục ngàn mét vuông gồm hồ Văn, khu Văn Miếu và vườn Giám. Nơi miếu thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám và từng là gian học cho các bậc hiền nhân xưa.

Vào năm Thần Vũ thứ hai đời vua Lý Nhân Tông, vua ban chiếu lập điện. Sử sách đã bị tiêu hủy gần hết và hiện tại không rõ có bao nhiêu sĩ tử từng ở đó. Nhưng có một sự thật không thể chối bỏ là Quốc Tử Giám từng là biểu tượng vĩ đại của học vấn.

Vào những năm đầu sau khi xây dựng, Quốc Tử Giám là học viện Hoàng gia. Sau đó đến đời vua Lý Nhân Tông cho lập trường ngay cạch văn miếu, trường là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.

Văn miếu xây dựng khi nào?

Văn miếu Quốc Tử Giám 1070
Văn miếu Quốc Tử Giám 1070

Vào năm 1070, Văn miếu được xây dựng. Lần đầu tiên trở thành nơi dạy Thái Tử học. Ngoài chức năng thờ các bậc Tiên Thánh, Tiên sư của đạo Nho thì ngay bên cạnh miếu có một ngôi trường dạy học. 

Năm 1076, trường học Quốc Tử Giám được xây nên chỉ để cho con quan học. Tên gọi thường thấy ngày ấy là Quốc Tự, tức là trường học cho con nhà bậc quyền quý. 

Năm 1156, vua Lý Anh Tông tu sửa lại văn miếu và chỉ thờ bậc vĩ nhân của đạo Nho là Khổng Tử. Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi tên Quốc Tử Giám sang Quốc học viện. Từ đó các học sĩ nhà thường dân có thành tích xuất sắc cũng được vào đây học.

Chức năng của văn miếu ngày càng phong phú và được mở rộng. Không những thờ thần, nơi đó còn dùng làm nơi tô tượng, đúc tượng Khổng Tử, Chu Công và Á Thánh. Hơn nữa còn có tượng của 72 vị hiền nhân. Sau đó chiêu mộ hiền sĩ về đây dạy học. 

Vậy nên câu hỏi Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào đã được vén màn. Ngoài ra chúng mình còn đề cập đến một số chi tiết khác như quy mô, chức năng, quá trình phát triển,…

Công trình kiến trúc của văn miếu

Ngoài việc biết xây dựng khi nào thì chúng ta tìm hiểu thêm về kiến trúc. Văn miếu được quy hoạch lại theo lối đơn giản mà vẫn mang đậm nét truyền thống của văn hóa Việt.

Hồ Giám

Ở phía Nam văn miếu có hồ Văn, trước đó có cái tên gọi mỹ miều là hồ Minh Đường hay Văn Hồ. Ở giữa hồ nổi lên gò Kim Châu, trên gò có nơi thi sĩ tụ tập làm thơ, vẫn hay gọi là Phán Thủy. 

Hồ Văn trước đó thuộc văn miếu, do có sự chia cắt hành chính nên đã bị tách khỏi khu quần thể. Vậy nên vào năm 1939, các văn thân sĩ tử xin cho hồ về lại với văn miếu. Hồ này rộng một vạn chín trăm thước (tính theo đơn vị cổ). 

Văn miếu Môn

Đây là cổng dẫn vào khu thứ nhất, ở môn có Tứ trụ được gọi là nghi môn và hai tấm bia. Bia này được gọi là bia Hạ mã, là ranh giới chiều ngang trước mặt cổng.

Thời xưa có rất nhiều bài thơ, phú nói về việc công hầu hay khanh tướng mỗi khi đi qua phải xuống ngựa đi. Văn Miếu là một nơi cực kỳ uy nghiêm và trang trọng. Tứ trụ được xây hoàn toàn bằng gạch, có hai con nghê hướng vào chầu ở hai trụ giữa.

Có hai con rồng nằm ở cổng tam quan, hai con rồng đó là rồng đá cách điệu từ thời nhà Lê. Phía mặt ngoài của cổng tam quan có hai câu đối.

Khu vực đại trung môn

Từ cổng chính đi vào có con đường Nhập môn, con đường ấy dẫn vào đại trung môn. Phía cánh cánh trái Đại Trung môn có Thành Đức môn, bên phải thì có Đạt Tài môn.

Không gian ở đây thoáng mát, có nhiều cây cỏ vây quanh. Có mấy bức tường bằng cỏ nối ba cửa rồi ra đến tường vây dọc bên ngoài. Vượt qua Đại Trung môn hướng thẳng đến Khuê Văn Các. Hai con đường ở hai cửa dẫn ra hướng đi song song với đường giữa. 

Nơi giao hòa của đất trời – Khuê Văn Các

Tên gọi ấy đẹp từ nét chữ đến ý nghĩa, Khuê Văn Các nghĩa là vẻ đẹp của sao Khuê. Nơi này được cho là nơi hội tụ của linh khí đất trời. Nơi này là một lầu vuông tám mái, 4 mái thượng và 4 mái hạ. Được xây dựng vào năm 1805, nơi này có kiểu dáng đối xứng và hài hòa. 

Thiên Quang giếng và bia tiến sĩ

Bia tiến sĩ – nơi giếng Thiên Quang được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào. Thiên Quang tức ánh sáng Mặt Trời, giếng được xây nên để hứng trọn vẻ đẹp thiên văn. 

Văn miếu nổi tiếng với vườn bia đá. Có tất thảy 82 tấm bia tiến sĩ được chia thành hai hàng. Tên tuổi của các vị tiến sĩ ấy được trang trọng khắc tạc trên bia đá để được lưu danh đời đời. 

Khu điện thờ Đại Thành môn

Khu điện thờ Đại Thành môn
Khu điện thờ Đại Thành môn

Không gian thứ ba là khu vực chính của khu quần thể di tích Quốc Tử Giám. Đây là một khi kiến trúc có bề rộng ba gian với hai hàng cột hiên trước sau và hàng cột ở giữa. Bước qua cửa Đại Thành là khoảng sân rộng miên man được lát gạch Bát Tràng. 

Khoảng sân này hai bên có Hữu Vu và Tả Vu, hữu là phải, tả là trái. Trước mặt là nhà Đại Bái Đường, dùng để cúng bái các vị thánh nhân. 

Đền Khải Thánh

Khu này là khu sau cùng của di tích, là nơi thờ thân mẫu và thân phụ của Khổng Tử. Hai người này là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Khu này đơn giản nhất trong các khu.

Ngoài ra còn một số khu vực khác của Văn miếu Quốc Tử Giám mà Giấc mơ lạ chưa kể hết. Chúng mình phải tạm dừng bài viết ở đây thôi.

Bài viết về Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào của chúng mình tới đây là kết thúc. Hy vọng bạn đọc sau khi đọc xong sẽ hiểu được thêm đôi chút về văn miếu. Về năm mà văn miếu nổi tiếng lẫy lừng của chúng ta ra đời. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và chúc các bạn có một ngày vui vẻ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *